Hướng Dẫn Quy Trình Thi Công Màng Chống Thấm HDPE Chi Tiết

Thi công màng chống thấm HDPE NP

Màng chống thấm HDPE đóng vai trò quan trọng trong các công trình hầm biogas, khu xử lý rác thải, hồ thủy lợi. Màng chống thấm giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, công năng này chỉ được phát huy khi thi công màng chống thấm HDPE đúng kỹ thuật. Vậy quy trình thi công như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Trình tự thi công màng chống thấm HDPE đúng kỹ thuật

Trình tự thi công màng chống thấm hdpe
Trình tự thi công màng chống thấm hdpe

Quy trình thi công màng chống thấm không quá phức tạp nhưng cần đảm bảo đúng trình tự. Chi tiết các bước để thi công màng HDPE như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các hạng mục liên quan đến mặt bằng thi công

Màng chống thấm HDPE được ứng dụng cho rất nhiều loại công trình khác nhau như công trình thủy lợi, hố biogas, khu chứa rác thải, nhà máy sản xuất… Đối với mỗi công trình, khâu chuẩn bị mặt bằng cũng có sự khác nhau. Tùy vào quy mô, thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, mặt bằng cần trải màng chống thấm sẽ có sự tính toán cụ thể. Tuy nhiên, về cơ bản, khi có mặt bằng, đội ngũ thi công màng chống thấm HDPE cần tiến hành vệ sinh. 

Khâu vệ sinh mặt bằng rất quan trọng. Bởi chất lượng mặt bằng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của màng chống thấm mang lại. Mặt bằng cần được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các vật cứng, sắc nhọn. Đối với các khu vực nhiều sỏi đá, rễ cây, các mảnh vụn kim loại… phải được thu gom cẩn thận. Bởi nếu tồn đọng các vật sắc sẽ khiến cho màng chống thấm bị rách. Khi đó, các chất nguy hại sẽ bị rò rỉ ra môi trường xung quanh. Và màng chống thấm HDPE không thể hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ của mình. 

Bước 2: Chuẩn bị màng chống thấm HDPE

Chuẩn bị màng chống thấm hdpe để thi công
Chuẩn bị màng chống thấm hdpe để thi công

Khi mặt bằng đã được vệ sinh sạch sẽ, đơn vị thi công màng chống thấm HDPE cần chuẩn bị đủ lượng màng chống thấm và di chuyển đến công trình. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại màng chống thấm HDPE với độ dày, mỏng và thương hiệu khác nhau. Tùy vào tính chất, đặc điểm của công trình, đơn vị thi công sẽ tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn loại màng chống thấm phù hợp. 

Khi lựa chọn màng chống thấm, đơn vị phụ trách sẽ cân nhắc, tính toán cẩn thận về độ dày. Đối với những công trình liên quan đến xử lý rác thải, nước thải, màng chống thấm sẽ lựa chọn loại có độ dày lớn. Mục đích để giảm thiểu rủi ro về rò rỉ các chất nguy hại. Đối với các công trình thủy lợi, ao hồ, màng chống thấm có thể chọn loại mỏng hơn. Bên cạnh độ dày, kích thước màng chống thấm cũng được đo đạc cẩn thận để tránh tình trạng thừa hay thiếu hụt. 

Bước 3: Trải màng chống thấm HDPE

Trải màng chống thấm HDPE
Trải màng chống thấm HDPE

Khi có đủ vật liệu, đơn vị phụ trách sẽ thực hiện bước quan trọng là trải màng chống thấm HDPE. Công đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến độ bao phủ công trình. Vì vậy, người thực hiện cần phải có kinh nghiệm và thao tác đúng kỹ thuật. Chỉ cần một chút sai sót sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của màng chống thấm. 

Để đảm bảo độ bao phủ và kín khít, khi trải màng cần đặc biệt để ý các vị trí dốc và góc cạnh. Màng chống thấm phải được phủ đều mọi vị trí và không được tạo ra các khe hở.

Bước 4: Hàn màng chống thấm HDPE

Hoàn thành thao tác trải, đơn vị thực hiện thi công màng chống thấm HDPE sẽ hàn các mối liên kết giữa các tấm màng chống thấm. Tùy vào đặc điểm công trình, phương pháp hàn sẽ có sự khác nhau. Cụ thể, đơn vị thực hiện có thể chọn hàn ép nóng, hàn khò hay hàn đùn. Trong đó:

Hàn khò: Phương pháp này được sử dụng để hàn các lỗ thủng xuất hiện trên bề mặt màng chống thấm HDPE. Ưu điểm của phương pháp này là máy thực hiện nhỏ gọn, dễ sử dụng.

Hàn ép nóng: Phương pháp này được sử dụng cho các tấm màng chống thấm liền kề. Phương pháp sử dụng máy hàn ép nóng với chế độ nhiệt và tốc độ được điều chỉnh dễ dàng.

Hàn đùn: Phương pháp này được sử dụng để hàn màng chống thấm tại các vị trí góc cạnh, vị trí liên kết giữa ống thoát nước với màng chống thấm. Phương pháp này cũng sử dụng thiết bị chuyên dụng là máy hàn nhiệt.

Bước 5: Nghiệm thu công trình

Nghiệm thu sản phẩm trước khi đưa vào thi công
Nghiệm thu màng chống thấm HDPE trước khi đưa vào sử dụng 

Sau khi thi công màng chống thấm HDPE, cán bộ kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra, nghiệm thu công trình. Quá trình kiểm tra phải kỹ càng để tránh bỏ sót lỗi. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào, đơn vị thực hiện thi công sẽ phải tiến hành khắc phục trước khi đưa vào hoạt động.

Xem thêm: Quy trình mua bán và thi công màng HDPE

Những điều cần lưu ý khi thi công màng chống thấm HDPE

Lưu ý khi thi công sản phẩm
Lưu ý khi thi công màng chống thấm

Để đảm bảo chất lượng công trình sau khi thi công màng chống thấm, bạn cần lưu ý:

Giám sát cẩn thận: Quá trình thi công màng chống thấm cần có nhân viên kỹ thuật giám sát chặt chẽ. Mọi công đoạn đều phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Mọi sai sót đều phải đánh dấu lại, báo cáo và tiến hành sửa chữa ngay. Bởi nếu công trình đã đưa vào sử dụng, việc sửa chữa sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí. Vì vậy, việc cẩn thận giám sát là vô cùng quan trọng.

Kiểm định chất lượng các mối hàn: Khi thi công màng chống thấm, các mối hàn cần phải được kiểm định chất lượng ngay tại công trình. Bởi đây là vị trí dễ xảy ra rò rỉ. Sau khi thi công, nhân viên kỹ thuật cần kiểm tra cẩn thận các mối hàn bao gồm cả kích thước, vị trí và độ căng cứng.

Trên đây là hướng dẫn thi công màng chống thấm HDPE đúng kỹ thuật. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn nắm được quy trình thi công để màng chống thấm phát huy hết công dụng.

Tham khảo thêm tại đây nhé!

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!