Hướng dẫn cách thi công giấy dầu chống thấm đúng kỹ thuật

Thi công giấy dầu chống thấm

Giấy dầu sở hữu khả năng chống thấm nước, chống dột cực tốt, kháng nhiệt, kháng acid cao, độ chịu lực lớn, tuổi thọ lên tới 20 năm. Do đó, chúng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình công nghiệp, thủy lợi, chống thấm mái tôn,….. Vậy cách thi công giấy dầu chống thấm như thế nào mới là đúng kỹ thuật để sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất?

Đôi nét giới thiệu về giấy dầu chống thấm

Giấy dầu chống thấm Ngọc Phát cung cấp
Giấy dầu chống thấm Ngọc Phát cung cấp

Giấy dầu chống thấm là một loại giấy được tạo thành từ 4 thành phần chính: nhựa đường, bột đá, giấy karaf cùng màng chịu cơ. Ngoài ra, bề mặt trên của giấy còn được phủ thêm một lớp màng nhôm, lớp này giúp bảo vệ thành phần phía dưới cũng như ngăn sự bức xạ của ánh nắng mặt trời.

Chính bởi được cấu tạo từ các thành phần trên nên giấy dầu sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Chống thấm nước, chống dột tuyệt đối.
  • Khả năng co giãn, kháng nhiệt, kháng axit, kiềm loãng tốt.
  • Độ chịu lực tốt, khả năng kết dính cao, tiếp xúc được với nhiều loại vật liệu.
  • Độ bền cao, tuổi thọ lên tới 20 năm, tiết kiệm chi phí bảo hành, sửa chữa, thay thế.
  • Quá trình thi công đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nhân lực.
  • Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong thi công.

Hướng dẫn thi công giấy dầu chống thấm đúng kỹ thuật

Thế giới giấy dầu hiện nay vô cùng đa dạng tới từ nhiều nhà sản xuất khác nhau với nhiều kích thước, trọng lượng. Nhưng chung quy lại, chúng được chia thành 2 loại: giấy dầu chống thấm tự dính và giấy chống dột Bitum đốt nóng. Mỗi loại sẽ có quy trình thi công tương ứng.

Thi công giấy dầu chống thấm tự dính

Giấy dầu chống thấm tự dính thi công vô cùng đơn giản, dễ dàng. Cụ thể, các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt

Đây là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của việc chống thấm. Theo đó, bề mặt cần được làm sạch hoàn toàn, loại bỏ hết vết bẩn, tạp chất, bụi, đá, dầu mỡ,…Các phần thừa, vảy bê tông cần được đục bỏ đồng thời trám vá các phần lõm nhằm đảm bảo bề mặt bằng phẳng.

Làm sạch bề mặt trước khi thi công
Làm sạch bề mặt trước khi thi công

Bước 2: Quét lớp sơn phủ

Sau khi bề mặt được làm sạch, bạn bạn sử dụng lớp sơn phủ bitum dạng lỏng dàn mỏng và đều, bao phủ kín lên bề mặt bê tông. Lớp sơn này sẽ tạo lớp kết dính, loại bỏ các bụi bẩn còn sót lại.

Bước 3: Trải chồng mép màng chống thấm

Tiếp theo, bạn tiến hành trải chồng mép màng giấy dầu chống thấm. Lưu ý, cần trải  theo đúng chiều dài yêu cầu, cắt theo kích thước mong muốn.

Bước 4: Dán giấy dầu chống thấm

Kế đến, bạn bóc lớp silicon phủ trên bề mặt rồi dùng lực tì lên đó để giấy được dán khít với bề mặt thi công. Có thể dùng con lăn để lăn trên bề mặt nhằm loại bỏ hết không khí. Sau đó, mặc dù không bắt buộc nhưng bạn hãy đặt thêm tấm Promat hoặc một lớp vữa nữa nhằm bảo vệ lớp giấy dầu.

Dán giấy dầu chống thấm
Dán giấy dầu chống thấm

Thi công giấy dầu chống thấm Bitum đốt nóng

Với giấy dầu chống thấm Bitum đốt nóng, bạn cũng phải tiến hành làm sạch bề mặt, sơn phủ thêm lớp sơn lót gốc Bitum mỏng để tăng độ bám dính giống như giấy dầu tự dán. Sau đó, bạn thực hiện tiếp theo trình tự sau:

  • Dùng đèn khò gas đốt nóng mặt dính dưới sàn.
  • Khi thấy hiện tượng bề mặt bitum bắt đầu chảy mềm thì dán ngay xuống bề mặt.
  • Dùng con lăn cao su để miết chặt, lăn đều trên bề mặt màng đã khò.

Công đoạn khò này yêu cầu phải là người có trình độ. Khò vừa phải, nếu khò quá nóng sẽ dẫn tới màng nóng chảy, thủng màng, không dùng được, nếu khò chưa tới thì màng sẽ không dán được lên bề mặt thi công.

Thi công giấy dầu Bitum đốt nóng
Thi công giấy dầu Bitum đốt nóng

Một số điều cần chú ý khi thi công giấy dầu chống thấm

Quá trình thi công giấy thấm không quá khó nhưng trong khi thi công, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Khảo sát công trình trước khi thi công để dự kiến được định lượng, khối lượng vật liệu cần thiết, nhân lực cần có.
  • Tại các vị trí chồng mí, cần đảm bản biên độ chồng mí từ 7 đến 10cm.
  • Gia cố thêm các vị trí yếu như góc tường, khe co giãn, cổ ống.
  • Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện, gây phồng rộp bạt thì hãy lấy vật sắc nhọn đâm thủng khu vực đó cho thoát hết khí rồi dán đè tấm khác lên với biên độ chồng mí 50mm.
  • Thi công lớp bảo vệ càng sớm càng tốt bởi để lâu, giấy dầu sẽ bị bong rộp khỏi bề mặt dán bởi sự tác động của nhiệt độ, môi trường.

Với khả năng chống thấm hiệu quả, cách nhiệt, cách âm tốt, độ bền cao, giấy dầu đang trở thành giải pháp chống thấm được ưu tiên số một hiện nay cho các công trình. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách thi công giấy dầu chống thấm đúng kỹ thuật, mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.

Xem thêm: Giấy dầu chống thấm là gì? Những điều cần biết về giấy dầu

Ngoài ra, nếu bạn đang cần tìm mua giấy dầu chất lượng, giá tốt thì hãy đến ngay với Ngọc Phát. Đơn vị chuyên cung cấp giấy dầu chống thấm đạt tiêu chuẩn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Cùng với giá cả phải chăng, tư vấn, hỗ trợ tận tình, giao hàng tận nơi, bạn chắc chắn sẽ hài lòng.

  • HOTLINE: 0989 686 661
  • Email: vaidiangocphat@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!