Quy Trình Mua Bán Và Thi Công Màng HDPE Để Giao Dịch

Quy trình mua bán và thi công màng HDPE

Màng HDPE là vật liệu chống thấm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên nhu cầu mua sản phẩm này rất lớn. Vậy quá trình mua bán và thi công màng chống thấm HDPE như thế nào? Bài viết dưới đây Ngọc Phát xin chia sẻ chi tiết về quy trình giao dịch cùng các bước thi công bạt nhựa HDPE đến với mọi người.

Quy trình mua bán màng chống thấm HDPE

Mỗi đơn vị cung cấp màng HDPE sẽ có một quy trình giao dịch riêng cho khách hàng. Tuy nhiên, quá trình mua bán bạt nhựa HDPE thường sẽ có những bước chung sau đây:

  • Bước 1: Khách hàng cung cấp thông tin về diện tích thi công cùng với mục đích sử dụng màng nhựa HDPE cho công ty cung cấp.
Mua màng hdpe theo diện tích và nhu cầu
Mua màng hdpe theo diện tích và nhu cầu
  • Bước 2: Nhân viên sẽ tư vấn cụ thể về số lượng cùng loại màng chống thấm phù hợp với nhu cầu của người mua. Bên cạnh đó, họ cũng cung cấp báo giá cụ thể về đơn hàng theo mục đích sử dụng của khách hàng.
  • Bước 3: Sau khi được tư vấn mà khách hàng sẽ đưa ra quyết định mua thì đơn vị sẽ ký kết thỏa thuận mua bán màng HDPE và thanh toán. Tiếp theo đó, công ty sẽ tiến hành giao hàng và thi công nếu khách hàng mong muốn.
  • Bước 4: Khách hàng sẽ kiểm tra số lượng và loại bạt nhựa HDPE mà đơn vị mang đến. Nếu có thêm khâu thi công thì sau khi nghiệm thu công trình. Khi có sai sót nào khác thì người mua cần liên hệ với đơn vị ngay để được hỗ trợ.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty chuyên cung cấp màng chống thấm HDPE khác nhau. Một trong những đơn vị bán màng HDPE chất lượng, uy tín với giá thành phải chăng chính là Ngọc Phát. Đến với đơn vị, mọi người sẽ được tư vấn nhiệt tình, tận tâm, đảm bảo các bạn mua được bạt nhựa HDPE phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Quá trình thi công màng HDPE chuẩn xác

Mỗi loại vật liệu sẽ có quy trình thi công khác nhau, màng chống thấm HDPE cũng như vậy. Dưới đây, bài viết sẽ cung cấp quy trình thi công thường thấy của vật liệu bạt nhựa HDPE.

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công

Với mỗi công trình, dự án khác nhau thì sẽ có yêu cầu riêng về mặt bằng. Tuy nhiên, về cơ bản thì bề mặt thi công lót bạt nhựa chống thấm HDPE cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:

  • Mặt bằng lót cần phải bằng phẳng, sạch sẽ và không chứa những vật sắc nhọn khiến bạt bị rách, thủng. Vì vậy, trước khi thi công màng HDPE thì mọi người cần loại bỏ các tạp chất trên bề mặt.
  • Làm sạch bụi bẩn trên mặt bằng và đục tẩy những nơi lồi lõm.
Làm sạch mặt bằng thi công
Làm sạch mặt bằng thi công
  • Nền đất không được quá yếu để tránh sự sụt lún khiến rách mối hàn.
  • Nếu mặt bằng có vết nứt lớn thì phải sửa chữa, trám lại bằng vữa có phụ gia.
  • Đối với những cổ ống nước thì cần dùng gioăng quấn xung quanh cổ ống nhằm ngăn chặn nước rò rỉ và bảo vệ cổ ống.

Trong trường hợp thi công bạt nhựa tại nơi nhiều sỏi, đá dăm hoặc chịu tác động lớn từ sóng gió, đá lăn,… có nguy cơ gây hư hỏng màng HDPE thì cần phải có lớp bảo vệ. Công đoạn xử lý mặt bằng là một trong những bước vô cùng quan trọng trong khi thi công màng HDPE.

Bước 2: Đào rãnh neo

Trước khi thực hiện trải màng HDPE thì nhân công phải tiến hành đào rãnh neo để chôn mép bạt. Chiều rộng và độ sâu của rãnh sẽ phải làm đúng theo thiết kế của bản vẽ.

Mép của bạt chống thấm HDPE không được lồi ra khi tiếp xúc với rãnh neo để tránh bị rách. Tiếp theo, đội thi công cần đổ đất lên trên ngay sau khi trải màng HDPE ra. Chú ý khi đổ đất phải tránh gây hư hỏng cho bạt nhựa.

Đào rãnh neo theo thiết kế
Đào rãnh neo theo thiết kế

Bước 3: Trải và hàn màng HDPE

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà đội thi công sẽ lựa chọn quá trình lắp đặt sao cho thích hợp nhất, mang đến hiệu quả tốt nhất. Nhưng thông thường phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Nên trải bạt chống thấm HDPE theo chiều dọc
  • Tấm màng nhựa ngang thứ nhất nên trải bắt đầu từ rãnh neo mái bên này đến mái rãnh neo bên đối diện.
  • Vị trí của tấm bạt thứ nhất nên đặt cách chân khay chiều rộng bề mặt ít nhất 1.5m.
  • Hướng trải tấm thảm chống thấm theo xuôi chiều gió.
  • Mép bạt nhựa nên trải chồng lên tấm trước khoảng 10 đến 15cm.
  • Tấm bạt ngang cuối cùng phải cách chân khay đối diện tối thiểu 1.5m.
  • Quá trình trải màng HDPE phải được thực hiện cẩn thận và giám sát kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, cần tránh làm thủng, rách tấm bạt, đặc biệt với các loại màng HDPE có độ dày dưới 0.5mm.

Kết thúc việc trải màng thì đội thi công sẽ chuyển sang công đoạn hàn. Trên thực tế thì hai công đoạn trải và hàn có thể thực hiện song song nhằm tiết kiệm thời gian. 

Xem thêm về máy hàn phục vụ thi công: Máy hàn bạt HDPE là gì? Các ứng dụng của máy hàn bạt HDPE

Kiểm tra các mối hàn sau khi thi công
Kiểm tra các mối hàn sau khi thi công

Bước 4: Kiểm tra những mối hàn

Khi đội thi công đã thực hiện xong hàn màng HDPE thì cần phải kiểm tra lại chất lượng của công trình nhằm xác định các mối hàn đảm bảo chất lượng và bạt không bị rách hay thủng. Nếu kiểm tra có vấn đề sai sót thì cần kịp thời xử lý.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ cụ thể về quy trình mua bán và thi công màng HDPE. Nếu mọi người có nhu cầu mua bạt chống thấm này thì hãy liên hệ với Ngọc phát để nhận được tư vấn chi tiết nhất.

Tham khảo thêm: tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!