Các bước thi công vỉ nhựa thoát nước khoa học

Thi công vỉ nhựa thoát nước

Đọng nước bên dưới các bãi cỏ nhân tạo, các sân chơi khiến cho việc hoạt động khó khăn và làm công trình trở nên kém vệ sinh. Do đó nhiều đơn vị đã sử dụng các vỉ nhựa thoát nước để lắp đặt bên dưới. Nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng, quá trình thi công vỉ nhựa thoát nước cần được thực hiện đúng cách. Vậy quy trình này diễn ra như thế nào? 

Vỉ nhựa thoát nước là gì?

Vỉ nhựa thoát nước, vỉ thoát nước, có tên tiếng Anh là drain versicell. Đây là một loại vật dụng, được dùng để thi công vườn trên sân thượng, các sân quảng trường, các thảm cỏ sân chơi bên ngoài trời. 

Vỉ nhựa thoát nước 
Vỉ nhựa thoát nước

Vỉ thoát nước có cấu tạo dạng tổ ong, với bề mặt chứa nhiều lỗ thoáng (chiếm tỷ lệ 60% diện tích bề mặt). Bên trong các tấm vỉ này là lõi rỗng tới 90% không gian. Vì thế cho phép nước dễ dàng thoát qua tấm vỉ nhựa. Dù rỗng như vỉ nhựa thoát nước lại có khả năng chịu nén và khả năng chịu tải trọng cao.

Loại sản phẩm này được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp. Do đó vỉ nhựa thoát nước có tính trơ với môi trường tự nhiên và không phải là môi trường phát triển thích hợp cho vi sinh vật. Vì thế vỉ nhựa thoát nước cọ bền rất cao cũng như không bị mục nát khi sử dụng. 

Các bước thi công vỉ nhựa thoát nước

Vỉ nhựa thoát nước có tác dụng chính là để nước thoát qua tấm vỉ, không đọng lại bên trong. Ngoài ra vật dụng này còn có tác dụng tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho những khu vườn trên mái, các sân cỏ nhân tạo. Thi công vỉ nhựa thoát nước đúng cách sẽ đảm bảo hiệu quả lâu dài. Và những bước thực hiện cụ thể là: 

Chuẩn bị vật liệu thi công  

Bước đầu tiên cần thực hiện là chuẩn bị vật liệu, bao gồm:

  • Vỉ nhựa thoát nước kích thước 333x333x30mm (9 tấm/m2).
  • Vải địa kỹ thuật dùng trong trồng cây.
  • Đất trồng cây, là loại đất tơi xốp, màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng. 
  • Các loại cây trồng. 
Chuẩn bị vật liệu
Chuẩn bị vật liệu

Chuẩn bị mặt bằng thi công 

Mặt bằng cần chuẩn bị là mặt nền bê tông hoặc nền được lát gạch. Bề mặt cần được sơn chống thấm hoặc sử dụng màng chống thấm. Lớp này có tác dụng ngăn cản nước ngấm xuống tầng dưới. 

Lắp đặt hệ thống đường ống thoát nước. Số lượng đường ống thoát nước tùy thuộc vào diện tích bề mặt thi công vỉ nhựa thoát nước. Tuy nhiên cần đảm bảo mặt nền có độ dốc về hướng lắp đường ống thoát nước. Và cuối cùng, bạn nên đo đạc kích thước chuẩn để chuẩn bị vật tư đầy đủ. 

Tiến hành lắp ghép vỉ nhựa thoát nước 

Sau khi chuẩn bị mặt bằng và chờ khô ráo, bạn chuyển sang bước lắp ghép vỉ nhựa thoát nước bao gồm những tiến hành như sau: 

  • Chuẩn bị các tấm vỉ nhựa thoát nước. Đơn vị thực hiện cần chuẩn bị loại vỉ nhựa có sự đồng nhất và lật về cùng một mặt. 
  • Xác định ngàm âm và ngàm dương. 
  • Đặt những tấm vỉ nhựa thoát nước đầu tiên ở góc thành tường của mặt bằng. 
  • Lắp ghép các vỉ nhựa thoát nước theo quy tắc: Từ trên xuống dưới và từ trái qua phải, để đảm bảo các tấm vỉ nhựa liên kết chắc chắn với nhau qua các ngàm âm dương.
  • Nếu bạn muốn tăng bề dày thoát nước, hãy lắp ghép 2 lớp vỉ nhựa. 
  • Trong trường hợp có dựng thành vỉ nhựa thì cần thi công lắp ghép dựng các vỉ nhựa thoát nước ở thành tường trước, rồi mới lắp ghép ở mặt bằng bên dưới. Độ cao dựng thành vỉ nhựa phải cao hơn lượng đất cần san lấp mặt bằng phía trên các vỉ nhựa thoát nước, nhưng phải thấp hơn chiều cao bức tường. 
  • Nếu như không có đủ diện tích để lắp các tấm vỉ nhựa thoát nước ở những vị trí còn lại, bạn có thể dùng máy cắt để cắt tỉa và tạo hình vỉ nhựa thoát nước sao cho khớp. 
  • Tiến hành lắp ghép cho đến khi vỉ nhựa thoát nước đã phủ kín mặt bằng cùng với các thành và góc nếu có. Kiểm tra kỹ lưỡng xem các tấm vỉ nhựa thoát nước đã liên kết chặt chẽ với nhau hay chưa. 

Trải lớp vải địa kỹ thuật lên trên

Sau khi trải và lắp ghép các tấm vỉ nhựa thoát nước, đơn vị thi công cần trả một lớp vải địa kỹ thuật lên trên để ngăn cách lớp đất với lớp vỉ nhựa, giúp đất không rơi xuống lớp bên dưới. Do đó cần phải chuẩn bị: 

Trải lớp vải địa kỹ thuật
Trải lớp vải địa kỹ thuật

Trải lớp vải địa kỹ thuật

  • Vải địa kỹ thuật có kích thước 2m hoặc 4m. 
  • Trải vải địa kỹ thuật lên trên bề mặt vỉ nhựa thoát nước. Lưu ý, phải phủ kín toàn bộ bề mặt. Nếu có tường cần vén vải địa kỹ thuật trồng cây cao hơn với lượng đất cần đổ lên. 
  • Nối tiếp vải địa kỹ thuật trồng cây và chồng mép tối thiểu 15 – 20cm, hoặc may 2 mép vải với nhau. 
  • Trải 1 lớp hoặc 2 lớp vải địa kỹ thuật lên trên bề mặt vỉ nhựa. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng không nên chồng nhiều lớp hoặc sử dụng vải địa loại quá dày, vì có thể ảnh hưởng đến khả năng thoát nước cùng sự phát triển của cây trồng. 

Đổ đất và trồng cây 

Bước tiếp theo là phủ kín đất lên trên bề mặt vải địa kỹ thuật. Lưu ý là phải đổ một lớp cát mỏng trước khi đổ đất. Tiến hành đổ đất từ từ và phủ kín mặt bằng thi công vỉ nhựa thoát nước. Lưu ý là lượng đất đổ vào phải nằm gọn trong vải địa kỹ thuật. 

Đổ đất và trồng cây 
Đổ đất và trồng cây

Bước cuối cùng chính là tiến hành trồng cây. Nếu bạn trồng các loại cây nhỏ thì có thể tiến hành ngay sau khi đổ đất xong. Tuy nhiên những loại cây to cần đặt vào khi đã đổ được 1/2 hoặc 1/3 diện tích đất cần đổ. 

Trên đây là các bước thi công vỉ nhựa thoát nước. Vật dụng này rất cần thiết khi bạn muốn thi công sân vườn, cây cảnh và điều tiết lượng dễ dàng, khoa học hơn. Vì thế, xin mời các bạn tham khảo bài viết để có phương pháp ứng dụng hiệu quả. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Phone