Hướng Dẫn Thi Công Vải Địa Kỹ Thuật Đúng Quy Trình

thi công vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng đường xá, kênh đào do là vật liệu có chi phí thấp, hơn nữa giá vải địa kỹ thuật cũng dễ tìm kiếm. Đây là những công trình quan trọng với xã hội, vì thế yêu cầu chất lượng tốt và đảm bảo tiêu chuẩn. Do đó quá trình thi công vải địa kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác và đúng quy chuẩn đề ra. Vậy quy trình thi công này bao gồm những bước như thế nào? 

Vải địa kỹ thuật là gì?

Vải địa kỹ thuật là một loại vải đặc biệt được dùng trong thi công nền móng, đường xá, đê điều, kênh đào. Loại vải này là công cụ hỗ trợ đắc lực trong xây dựng đường giao thông, từ đường bộ cho đến đường sắt, hay những công trình nông nghiệp. 

Vải địa kỹ thuật là gì?
Vải địa kỹ thuật là gì?

Ngoài ra, vải địa kỹ thuật còn được sử dụng để kiểm soát xói mòn bờ sông, kênh đào, đê điều hay lọc thoát nước, … Vải địa kỹ thuật giúp gia cố chắc chắn nền móng các công trình xây dựng, đảm bảo độ bền và chất lượng công trình. 

Quy trình thi công vải địa kỹ thuật

Vì đóng vai trò quan trọng nên thi công vải địa kỹ thuật đòi hỏi chất lượng tốt, độ bền đúng tiêu chuẩn đã đề ra, trong đó có sự yêu cầu khắt khe về các thông số và các bước tiến hành. Những công đoạn cụ thể bao gồm: 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công 

Bước đầu tiên cần thực hiện khi muốn thi công trải vải địa là phát quang và san sửa mặt bằng. Nếu có các chướng ngại vật, như gốc cây, sỏi đá hay bất kỳ vật cứng nào làm xuyên thủng lớp vải thì đơn vị thi công phải dọn thật sạch. 

mặt bằng thi công nối vải
mặt bằng thi công nối vải

Các gốc cây phải đào sâu 0,6m dưới mặt đất. Và khi san mặt bằng cần tạo độ dốc để thoát nước lúc mưa. Để ngăn ngừa vải địa kỹ thuật bị chọc thủng trong thi công, đơn vị thực hiện cần tính toán các thông số có liên quan, bao gồm: 

  • Độ dày của lớp đất đắp đầu tiên trên mặt vải sẽ phụ thuộc vào giá trị CBR của đất nền bên dưới lớp vải địa kỹ thuật. 
  • Thiết bị thi công là loại nào, có tải trọng và diện tích tiếp xúc bánh xe ra sao để tính toán áp lực tác dụng lên mặt lớp vải. 

Bước 2: Chuẩn bị các vật tư và thiết bị cần thiết để thi công

Để đảm bảo tiến độ thi công và hiệu quả đạt được, đơn vị thực hiện phải chuẩn bị đầy đủ số lượng và các thông số kỹ thuật chính xác cho vật tư cùng thiết bị cơ giới hỗ trợ. Phải đảm bảo những thông số này đúng như quy định trong bản vẽ thiết kế. 

Tại công trường thi công vải địa, đơn vị thực hiện cần xây dựng các kho ngoài trời để bảo quản vải địa kỹ thuật, tránh trường hợp bị phá hủy do phơi dưới ánh nắng mặt trời. Đồng thời còn giúp vải địa kỹ thuật không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, lửa hay bất kỳ điều kiện môi trường nào khác tác động, gây ảnh hưởng tới các tính chất cơ lý của vải địa kỹ thuật.

Bước 3: Thi công trải vải địa kỹ thuật 

Quá trình thi công trải vải địa có 2 giai đoạn chính là công tác thực hiện trải vải và công tác nối các tấm vải lại với nhau. Giai đoạn thứ 2 có thể không thực hiện nếu không cần. 

Thi công trải vải địa kỹ thuật
Thi công trải vải địa kỹ thuật

Các tấm vải địa kỹ thuật thường được đóng gói theo dạng cuộn để tiện cho việc vận chuyển và thi công trải vải. Vậy nên công tác trải vải sẽ được diễn ra nhờ các loại máy móc hỗ trợ nâng cuộn vải và trải ra mặt phẳng. Tuy nhiên quy trình này cũng có thể được thực hiện trực tiếp bởi con người. 

Lưu ý khi thi công rải vải địa

Khi thi công trải vải địa kỹ thuật cần lưu ý một số vấn đề như sau: 

Nếu dùng vải địa kỹ thuật để ngăn cách thì nên trải chiều cuộn vải theo hướng di chuyển chính của thiết bị thi công. 

Nếu dùng vải địa kỹ thuật với mục đích gia cường thì trải theo chiều cuộn của vải địa kỹ thuật hướng thẳng góc với tim đường. 

Các nếp nhăn cùng với nếp gấp vải địa địa kỹ thuật phải được kéo thẳng. Nếu cần thì phải dùng bao cát hoặc cọc gỗ, ghim sắt để cố định các mép vải. Bước này có tác dụng chống nhăn cho tấm vải địa kỹ thuật, tránh việc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất lên trên mặt vải. 

Tùy theo điều kiện thi công cùng đặc điểm của đất nền mà các tấm vải có thể cần được nối may lại hoặc là nối chồng mí. Để nối vải địa kỹ thuật cần dùng những máy khâu chuyên dụng. 

Kỹ thuật nối chồng mí sẽ cần chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được chọn theo điều kiện của đất nền.

Bước 4: Đổ vật liệu đắp

Sau khi trải vải xong phải đổ vật liệu đắp lên bề mặt vải địa kỹ thuật. Quá trình này phải đảm bảo chiều dày tối thiểu trên mặt vải. Thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đổ vật liệu đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không được phép để các thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.

Bước 5: San ủi lớp đắp

Sau khi đã đổ vật liệu đắp, cần san ủi lớp đắp theo đúng chiều dày được quy định trong đồ án thiết kế. Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế thì chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải không nên nhỏ hơn 300mm. 

Bước 4: Đầm nền bằng bánh xích và lu rung

Đây là bước cuối cùng cần thực hiện. Trong đó lớp đắp đầu tiên trên mặt vải địa kỹ thuật phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích, sau đó đầm bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu. 

Trên đây quy trình thi công vải địa kỹ thuật. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho công tác thi công của các nhà thầu. Hoặc để biết thêm chi tiết, xin mời bạn liên hệ cùng chúng tôi và nhận tư vấn cụ thể. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!