Bấc thấm là vật liệu hoàn hảo để xử lý các nền đất yếu, gia cố công trình, giúp công trình tăng độ hiệu quả khi giá bấc thấm rất rẻ so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, để phát huy hết công năng, bấc thấm cần thi công đúng kỹ thuật. Vậy thi công bấc thấm như thế nào là đúng kỹ thuật. Hãy cùng Ngọc Phát tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Trình tự thi công bấc thấm đúng kỹ thuật
Thi công bấc thấm cần đảm bảo đúng trình tự để đảm bảo công năng. Trình tự chi tiết các bước thi công được thực hiện như sau:
Bước 1: Khảo sát mặt bằng thi công
Công đoạn đầu tiên trong trình tự thi công các loại bấc thấm là khảo sát mặt bằng. Đây là khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả mang lại. Mặt bằng để thi công phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau:
- Cao độ của mặt bằng phải lớn hơn cao độ ngập nước trong khu vực thi công tối thiểu 1m
- Độ dốc của mặt bằng thi công phải đảm bảo ổn định ở mức 0.5%
- Đất của mặt bằng là một trong các loại đất hữu cơ có sét, đất sét có khả năng thấm nước ở mức từ thấp đến trung bình, đất nạo vét, đất có trầm tích.
Để đảm bảo các tiêu chí này, đơn vị thi công phải tiến hành khảo sát và thăm dò địa chất tại khu vực dự định sẽ đặt bấc thấm. Quá trình khảo sát này giúp đơn vị đưa ra được phương án thi công phù hợp nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phương pháp bấc thấm giúp xử lý nền đất yếu tối ưu
Bước 2: Chuẩn bị vật tư và các loại máy móc để thi công
Trước khi thi công, đơn vị thực hiện cần chuẩn bị đầy đủ vật tư và máy móc để thi công. Trong đó, vật tư bấc thấm phải được nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng. Bởi bấc thấm có nhiều loại. Mỗi loại lại có những tính năng riêng. Do đó, đơn vị thực hiện cần tính toán, tìm hiểu để chọn được loại phù hợp cho công trình.
Loại bấc thấm pvd được chọn để cắm phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đặc biệt, các thông số về độ giãn dài, cường lực chịu kéo và khả năng thoát nước phải được xem xét cẩn thận. Bên cạnh bấc thấm, các máy móc, thiết bị cũng cần trang bị để quá trình thi công diễn ra thuận tiện nhất.
Bước 3: Định vị mặt bằng thi công
Dựa vào bản vẽ thiết kế đã xét duyệt, đơn vị thực hiện sẽ tiến hành định vị mặt bằng thi công. Các mốc định vị các trục chính phải làm bằng thép phi 20. Chiều dài chôn sâu 1m và phần nhô lên mặt đất là 7.5cm. Các mốc trục chính được bao quanh bởi các khối bê tông kích thước 300x300x300.
Quá trình định vị phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo đúng theo bản vẽ thiết kế. Mọi sai sót đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.
Bước 4: Thi công cắm bấc thấm
Thi công bấc thấm được thực hiện hoàn toàn bằng máy móc, thiết bị chuyên dụng. Khi thi công, bấc cần đảm bảo đạt đúng yêu cầu.
- Phần bấc thấm nhô lên trên mặt đất phải đảm bảo độ dài 15cm.
- Phần nối các bấc thấm phải theo kỹ thuật nối măng sông 30cm và được kẹp lại chắc chắn bằng các ghim bấm.
- Bấc khi ép xuống phải được neo vào các tấm thép 1.2x80x160 để đảm bảo cố định bấc trong lòng đất.
Bước 5: Kiểm tra kỹ thuật thi công bấc thấm
Sau khi thi công xong, để đảm bảo chất lượng, đơn vị thực hiện phải tiến hành kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật. Quá trình kiểm tra được thực hiện bằng các thiết bị chuyên dụng. Nếu có phát hiện sai sót, đơn vị thực hiện sẽ tiến hành khắc phục ngay.
Bước 6: Nghiệm thu công trình
Bước cuối cùng khi thi công bấc thấm là nghiệm thu. Quá trình nghiệm thu được thực hiện để đảm bảo đúng các quy chuẩn kỹ thuật. Quy trình nghiệm thu cần kiểm tra các hạng mục sau:
- Vị trí thi công so với hồ sơ thiết kế
- Số lượng bấc thấm
- Phần bấc thấm thừa trên bề mặt
Những điều cần lưu ý khi thi công bấc thấm
Thi công cắm bấc là công việc phức tạp. Trong quá trình thi công, bạn cần lưu ý:
Tư vấn giám sát công trình
Quá trình cắm bấc thấm cần phải có đơn vị tư vấn giám sát công trình chặt chẽ. Bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của bấc thấm mang lại. Quá trình giám sát giúp đảm bảo mọi thông số đều chính xác đúng với bản vẽ đã được duyệt. Nếu không có người giám sát có thể dẫn đến sai sót.
Vật liệu, máy móc được kiểm nghiệm kỹ trước khi đưa vào công trình
Đối với vật liệu bấc thấm trước khi đưa vào công trình cần được kiểm nghiệm kỹ lưỡng. Đặc biệt, các thông số của vật liệu cần được ghi lại chính xác. Bên cạnh đó, người thực hiện cũng cần kiểm tra kỹ càng đảm bảo bấc không bị lỗi, gãy. Các đầu neo, ghim ghép và dụng cụ thực hiện cũng phải kiểm tra trước khi sử dụng. Công năng của máy móc, thiết bị sử dụng cũng phải thử nghiệm trước khi thực hiện chính thức.
>>> Tham khảo thêm: Tại đây
Trên đây là chia sẻ về trình tự thi công bấc thấm đúng kỹ thuật. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giám sát thi công sản phẩm tại các công trình.