Trong xây dựng, đội khi chúng ta sẽ gặp trường hợp công trình nền đất yếu. Thông thường, đội thi công sẽ căn cứ vào tính chất và tình trạng đất để đưa ra phương thức xử lý thích hợp. Một trong những phương pháp hiệu quả trong khắc phục nền yếu chính là bấc thấm. Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm hỗ trợ tăng cường sức chịu tải trọng của nền đất và đảm bảo điều kiện để xây dựng công trình và tăng tính hiệu quả khi báo giá bấc thấm với chi phí hợp lý hơn so với những phương pháp khác.
Nền đất yếu là gì?
Nền đất yếu được hiểu là nền không đủ sức tiếp thu tải trọng của công trình xây dựng bên trên, nền có nhiều biến dạng và không đủ độ bền. Nếu xây dựng trên đất không đủ sức chống đỡ kết cấu bên trên thì có thể xảy ra nguy cơ bị lún. Mức độ lún của công trình sẽ phụ thuộc lớn vào quy mô của công trình.

Một số đặc điểm của nền đất yếu như sức chịu tải nhỏ (0.5 – 1kg/ cm2), hệ số rỗng lớn (e>10), có tính nén lún lớn, độ sệt lớn (B>1), nước trong đất cao,… Những loại nền yếu thường gặp như: đất sét mềm, đất than bùn, đất bazan, đất bùn.
Phương thức xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
Bấc thấm là một loại vật liệu địa kỹ thuật được dùng trong việc thoát nước nhằm giúp tăng kết cấu của nền móng. Cấu tạo của bấc thấm có hai lớp, bao gồm: lớp vỏ lọc ngoài bằng vải địa kỹ thuật và lớp nhựa PP bên trong. Vật liệu này được ứng dụng trong xây dựng hạ tầng sớm hơn cả vải địa kỹ thuật.
Xem thêm: Bấc Thấm Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Trong Công Trình
Hiện nay, phương pháp khắc phục nền yếu bằng bấc thấm được dùng trong nhiều công trình khác nhau. Dưới đây là yêu cầu về thiết bị và quy trình thực hiện cách khắc xử lý nền yếu này:
Yêu cầu liên quan đến thiết bị cắm bấc
Trước khi thực hiện cách thức khắc phục nền đất yếu này, đội thi công cần chuẩn bị thiết bị cắm bấc thích hợp. Thiết bị được dùng để tiến hành xử lý nền yếu với bấc thấm cần đáp ứng các đặc tính kỹ tính sau đây:
- Thiết bị cần có quả dọi để thường xuyên kiểm tra độ thẳng đứng của bấc sau khi cắm vào bên trong lòng đất.

- Tâm trục sử dụng để lắp đặt bấc thẩm cần có diện tích khoảng 61x120mm. Trên chiều dọc trục cần có vạch chia để theo dõi, kiểm tra tốt chiều sâu khi cắm bấc. Vạch chia trên trục nên theo đơn vị centimet.
- Thiết bị đảm bảo có lực đủ lớn đáp ứng được quá trình cắm bấc đến độ sâu đúng như thiết kế kỹ thuật đã đưa ra trước đó.
Quy trình tiến hành xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
Để tiến hành phương pháp khắc phục nền đất yếu bằng bấc thấm, đội thi công thường thực hiện theo các bước chung sau đây:
- Bước 1: Xác định chính xác toàn bộ vị trí, điểm cần cắm bấc thấm bằng máy móc đo đạc theo hàng ngang và hàng dọc đúng theo sơ đồ thiết kế.
- Bước 2: Đưa thiết bị cắm bấc vào đúng vị đã xác định trước đó. Tiếp theo, xác định trục xuất phát bên trên trục tâm nhằm nắm rõ chiều dài bấc được cắm vào lòng đất. Bên cạnh đó, kiểm tra thường xuyên độ thẳng đứng của bấc thấm.
- Bước 3: Lắp đặt bấc vào trục tâm của thiết bị rồi tiến hành điều khiển. Chiều dài của bấc thấm nên gấp lại ít nhất đạt 30cm và đưa phần đầu trục đến điểm cần cắm bấc.
- Bước 4: Gắn đầu neo vào phần đầu dưới bấc thấm rồi ghim thep lại.

- Bước 5: Khi trục tâm đã gắn bấc thấm thì cắm vào lòng đất đến độ sâu theo thiết kế trước đó với tốc độ đều nhau. Sau khi thực hiện cắm xong thì hãy kéo tâm trục lên. Đầu neo đã ghim trước đó sẽ giữ bấc thấm lại bên trong đất. Tiếp theo dùng kéo cắt bấc khi trục tâm được kéo lên hết. Lặp lại bước này đến khi xử lsy xong hết các vị trí khác.
- Bước 6: Thực hiện thi công phần đệm cát thoát nước bên trên sau khi hoàn tất quá trình cắm bấc.
Ưu điểm và hạn chế trong xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
Ưu điểm của các dùng bấc thấm trong khắc phục nền đất yếu:
- Công nghệ thi công thông dụng, phổ biến và thiết bị sử dụng trong quá trình xử lý bấc khá đơn giản. Bên cạnh đó, tốc độ thi công của phương pháp này nhanh.
- Khả năng thoát nước của bấc thấm rất tốt.
- Phương thức này không gây ra sự xáo trộn đối với nền đất.
- Đây là một phương pháp xử lý đất nền thân thiện với môi trường.
- Phương thức khắc phục này thích hợp với những điểm có chiều dày nền đất yếu nhỏ hơn 20cm.

Điểm hạn chế trong cách xử lý nền yếu với vật liệu bấc thấm:
- Tốc độ cố kết đất khá chậm và thời gian chờ để cố kết lớn hơn so với phương pháp giếng cát.
- Độ lún dư sau quá trình khắc phục này lớn hơn so với phương thức giếng cát.
- Tốc độ thoát nước của cách thức này sẽ giảm dần theo thời gian.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về phương thức xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm. Nếu các bạn còn câu hỏi nào liên quan đến phương pháp này hoặc vật liệu địa kỹ thuật thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
>>> Tham khảo thêm: Tại đây