Đối với các công trình có nền đất yếu khi thi công xây dựng phải có biện pháp xử lý. Nếu không công trình sẽ dễ bị sụt lún. Để xử lý nền đất yếu tối ưu, phương pháp bấc thấm là lựa chọn hoàn hảo. Đây là phương pháp giúp ổn định nền đất yếu để công trình bền vững và tối ưu chi phí cho công trình khi giá bấc thấm thấp so với phương pháp xử lý nền đất yếu khác.
Bấc thấm là gì?
Bấc thấm là vật liệu được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng. Vật liệu này có cấu tạo gồm lớp bên ngoài phủ vải địa kỹ thuật không dệt, lớp bên trong bằng nhựa PP.
Bấc thấm có hai loại cơ bản là đứng và ngang. Trong đó, bấc thấm đứng có cấu tạo các rãnh đều nhau, phương thoát nước đứng và thiết kế dưới dạng cuộn. Bấc thấm ngang thiết kế phương thoát nước nằm ngang. Để xử lý nền đất yếu, bấc thấm ngang được ưa chuộng lựa chọn hơn. Bởi khả năng gia cố của bấc thấm ngang cao hơn hẳn so với bấc thấm đứng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
Triển khai phương pháp bấc thấm đúng kỹ thuật để gia cố nền đất yếu
Để đạt được hiệu quả gia cố nền đất yếu tốt nhất, phương pháp bấc thấm cần thi công đúng trình tự kỹ thuật. Cụ thể, quá trình thi công cần tuân thủ các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
Để thi công bấc thấm, mặt bằng cần phải khảo sát cẩn thận. Quá trình khảo sát nhằm đảm bảo mặt bằng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để tiến hành thi công. Cụ thể, mặt bằng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Cao độ của mặt bằng phải lớn hơn cao độ ngập nước trong khu vực thi công tối thiểu 1m
- Độ dốc của mặt bằng thi công phải đảm bảo ổn định ở mức 0.5%
- Đất của mặt bằng là một trong các loại đất hữu cơ có sét, đất sét có khả năng thấm nước ở mức từ thấp đến trung bình, đất nạo vét, đất có trầm tích.
Quá trình khảo sát phải được thực hiện bởi các chuyên viên, nhân viên kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm. Nếu không đảm bảo các tiêu chí trên, mặt bằng sẽ không được phép thi công bấc thấm.
Bước 2: Chuẩn bị vật tư và các loại máy móc để thi công
Trước khi thi công, đơn vị thực hiện cần chuẩn bị đầy đủ vật tư và máy móc để thi công. Trong đó, vật tư bấc thấm phải được nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng để chọn được loại phù hợp cho công trình. Loại bấc thấm được chọn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ giãn dài, cường lực chịu kéo và khả năng thoát nước.
Về máy móc, đơn vị chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để phục vụ công việc thi công. Trước khi sử dụng, máy móc, thiết bị cần phải được kiểm cao về độ kéo, sức ấn để đảm bảo hoàn thành tốt việc cắm bấc thấm.
Bước 3: Định vị mặt bằng thi công
Dựa vào bản vẽ thiết kế đã xét duyệt, đội ngũ nhân viên thi công sẽ tiến hành định vị mặt bằng thi công. Các mốc định vị trục chính phải làm bằng thép phi 20, chiều dài chôn sâu 1m và phần nhô lên mặt đất là 7.5cm. Các mốc trục chính được bao quanh bởi các khối bê tông kích thước 300x300x300mm.
Bước 4: Thi công cắm bấc thấm
Quá trình thi công phương pháp bấc thấm được thực hiện bằng hệ thống máy móc chuyên dụng. Tiêu chuẩn cắm bấc thấm cần phải đảm bảo như sau:
- Phần bấc thấm nhô lên trên mặt đất phải đảm bảo độ dài 15cm.
- Phần nối các bấc thấm phải theo kỹ thuật nối măng sông 30cm và được kẹp lại chắc chắn bằng các ghim bấm.
- Bấc khi ép xuống phải được neo vào các tấm thép 1.2x80x160 để đảm bảo cố định bấc trong lòng đất.
Bước 5: Kiểm tra kỹ thuật thi công phương pháp bấc thấm
Sau khi thi công xong, để đảm bảo chất lượng, đơn vị thực hiện phải tiến hành kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật. Lưu ý, quá trình kiểm tra phải sát sao theo từng giai đoạn. Bởi chỉ một sai sót nhỏ trong một công đoạn cũng ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình. Người kiểm tra kỹ thuật phải có chuyên môn cao để nhanh chóng nhận biết các sai sót để điều chỉnh
Bước 6: Nghiệm thu công trình
Bước cuối cùng khi thi công phương pháp bấc thấm là nghiệm thu. Quá trình nghiệm thu phải bao quát nhiều tiêu chí bao gồm vị trí cắm, độ dài, chất lượng. Nếu phát hiện sai sót, đơn vị phụ trách sẽ phải tiến hành khắc phục để kiểm tra lại. Nếu tất cả hạng mục đã đáp ứng đúng các tiêu chuẩn đã đặt ra, các bên sẽ ký kết biên bản nghiệm thu và bàn giao.
>>> Tham khảo thêm: Tại đây
Bước 7: Thủ tục liên quan đến thanh toán
Đối với phương pháp bấc thấm, chi phí thường được tính toán chi tiết sau khi thi công. Dựa vào khối lượng thực tế, các bên sẽ tính toán chi tiết số tiền. Cách tính tiền thi công bấc thấm khá đơn giản. Bạn sẽ tính dựa trên mét dài thi công. Đối với các vị trí bấc thấm gập đầu neo và cắt dư sẽ không được tính vào chi phí tổng.
Trên đây là thông tin chi tiết về phương pháp bấc thấm giúp gia cố các nền đất yếu. Nếu công trình của bạn cần được gia cố nền trước khi xây dựng, hãy lựa chọn bấc thấm để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Để mua bấc thấm, bạn hãy ghé Ngọc Phát để an tâm về chất lượng và tối ưu về chi phí.