Vải địa kỹ thuật là vật liệu vô cùng phổ biến trong xây dựng, chúng giúp thấm nước,thoát nước cho công trình và ổn định các nền đất yếu. Có một số các tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật riêng biệt để đảm bảo chúng có chất lượng tốt nhất phù hợp với việc xây các công trình.
>>> Xem thêm: Báo giá vải địa kỹ thuật 2023
Thông số vải địa kỹ thuật tuân thủ tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật sử dụng trong xây dựng nền đắp trên đất yếu là TCVN 9844 : 2013, được xây dựng dựa trên trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn 22 TCN 248-98 – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình. Tiêu chuẩn TCVN 9844:2013 là do Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, biên soạn, được Bộ Giao thông vận tải đề nghị, quy định tiêu chuẩn này được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, và được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật
Tiêu chuẩn TCVN 9844:2013 quy định các tính toán trong thiết kế, thi công, kiểm tra và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong việc triển khai xây dựng nền đường đắp ở trên nền đất yếu với những chức năng chính gồm:
- Lớp phân cách nằm ở dưới nền đắp.
- Lớp lọc có thể thoát nước
- Cốt gia cường tăng khả năng chống trượt.
Quy định chung về tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật
Những loại sợi dùng để sản xuất ra sản phẩm vải địa kỹ thuật đúng tiêu chuẩn phải bao gồm không ít hơn tỷ lệ 95% theo tổng trọng lượng là các polime tổng hợp như loại polypropylene, polyamide hoặc loại polyester. Mỗi cuộn vải được dùng trong quy trình sản xuất sẽ phải được dán nhãn chi tiết cho thấy rõ ràng tên của đơn vị sản xuất, tên chủng loại sản phẩm, số hiệu của lô hàng và số hiệu của cuộn vải.
Mỗi cuộn vải sẽ phải được đóng gói bao bì bằng loại vật liệu phù hợp để từ đó bảo vệ cho chất vải không bị hư tổn, hỏng hóc do quá trình vận chuyển hoặc do ảnh hưởng của nước, của tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời và những loại chất độc hại, chất nhiễm bẩn khác. Quy định chi tiết về chỉ để khâu vải: Chỉ khâu vải phải là loại chỉ khâu chuyên dụng có đường kính là từ 1,0 mm cho đến 1,5 mm, lực kéo đứt của 1 sợi chỉ sẽ không được nhỏ hơn mức 40 N.
Xem thêm: Quy trình thí nghiệm vải địa kỹ thuật
Nguyên tắc thiết kế vải địa kỹ thuật theo tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật phân cách sẽ phải được nghiên cứu, tính toán cẩn trọng và lựa chọn kỹ càng phù hợp với các đặc điểm của địa chất nền, loại kết cấu áo đường, chất liệu loại vật liệu nền đắp và tải trọng tác dụng thực tế ở trong quá trình thi công và đưa vào vận hành trong tương lai.
Với những công trình đường có tầng mặt cấp cao thì có thể bỏ qua sự ảnh hưởng của lớp vải phân cách khi đo đạc, tính toán đến chiều dày kết cấu của các lớp nền móng, các kỹ sư sẽ chỉ cần xem xét đến ảnh hưởng của lớp vải kỹ thuật trong tính toán chiều dày tối thiểu của lớp đắp nền đầu tiên nằm ở phía trên của mặt vải nhằm đảm bảo chắc chắn rằng đất nền sẽ không bị xáo trộn, tác động hoặc bị phá hoại cục bộ dưới những sự tác động, áp lực của thiết bị thi công.
Chiều rộng rải vải kỹ thuật khi thiết kế công trình cần phải lớn hơn so với chiều rộng của nền đường, không nhỏ hơn kích thước 1,0 m để có thể cuốn phủ lên trên lớp thứ nhất của mặt lớp cát có công dụng thoát nước ngang (đây là sự thay thế cho tầng lọc nước ngược hai bên nền đường).
Thi công và nghiệm thu công trình
Quá trình thi công và nghiệm thu có các bước cơ bản được thực hiện như sau:
Bảo quản vải
Trong khoảng thời gian lưu kho ở ngoài công trường, các cuộn vải sẽ phải được tiến hành bao gói và cất giữ ở khu vực cao so với mặt đất nền, tránh bị ẩm ướt, hư hại. Đồng thời có biện pháp che đậy phù hợp để tránh bị tác động, làm hỏng do những tác động ngoại cảnh ở công trường, do bức xạ đến từ tia cực tím, tránh ảnh hưởng bởi các hóa chất, lửa hoặc các điều kiện môi trường khác.
Công tác trải vải
Công tác trải vải và thi công tiến hành dựa theo trình tự sau:
- Mặt bằng đất trước khi thực hiện khâu trải vải cần được làm sạch, phát quang và dọn đi các gốc cây, bóc bỏ hữu cơ và đào đắp cho đến khi đạt độ cao trong thiết kế.
- Trường hợp sử dụng vải với mục đích để ngăn cách thì nên trải vải theo chiều cuộn của vải trùng đúng với hướng di chuyển chính của các thiết bị máy móc thi công. Nếu sử dụng vải kỹ thuật với mục đích là gia cường lại nền đất thì cần phải trải ra theo đúng với chiều cuộn của vải có đi hướng thẳng góc so với với tim đường.
- Nếu không có lưu ý, quy định cụ thể trong bản đồ án thiết kế, thì khoảng thời gian tối đa kể từ khi bắt đầu thi công trải vải cho đến khi đắp phủ kín lên trên mặt vải không được quá thời gian là 7 ngày. Không cho phép bất cứ một thiết bị thi công nào được đi lại trực tiếp ở trên mặt vải.
Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật được đặt ra để đảm bảo loại vật liệu này đáp ứng được việc thi công xây dựng công trình hoàn hảo nhất. Tránh xảy ra sai sót và sự cố làm ảnh hưởng chất lượng công trình.