Bấc thấm ngang là một trong những loại vật liệu địa kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng, thi công công trình. Người ta thường dùng sản phẩm này để gia cố vững chắc các nền đất yếu, khi triển khai các công trình quy mô lớn như sân bay, cầu đường, đường sắt…Hơn nữa để biết được giá bấc thấm ra sao, từ đó có thể mua sản phẩm với giá hợp lý và tiết kiệm nhất.
Bấc thấm ngang là gì?
Bấc thấm ngang là một loại ống dẫn có tiết diện hình chữ nhật, dẹt, chiều rộng trung bình là 20cm và độ dày trung bình khoảng 8cm. Lõi của sản phẩm làm từ chất liệu Polyvinyl Chloride hoặc chất liệu Polyolefin được cấu tạo thành các rãnh, bên ngoài được bọc bằng lớp vỏ là vải địa kỹ thuật không dệt. Phần lõi có khả năng chịu được áp lực cao và có thể đủ khả năng chịu được tải trọng nặng từ những loại vật liệu được đắp lên chúng trong quá trình triển khai xây dựng thi công.
Phần lõi chất liệu Polyester của bấc thấm ngang sẽ không bị chịu ảnh hưởng, suy giảm trong môi trường ẩm thấp. Nước sẽ được thấm thông qua lớp vỏ lọc polyester và sau đó sẽ chảy dọc theo phần lõi bấc để thoát ra ngoài. Bấc thấm ngang thông thường sẽ được kết hợp cùng với bấc thấm đứng để thoát nước hiệu quả trong những tầng đệm cát.
Những kích thước chính của bấc thấm ngang:
+ Loại RID 200 (bản độ rộng 200 mm) với độ dày 8mm
+ Loại RID 300 (bản độ rộng 300 mm) với độ dày 8mm
Tiêu chuẩn kỹ thuật của bấc thấm ngang PHD RID 200
- Bấc thấm
- Chiều dày: 8.0mm
- Bề rộng: 200mm
- Khả năng thoát nước tại áp lực 100 KN/m2: > (80÷140)×10-6m3/s
- Lực chịu nén: > 250kPa
- Độ giãn dài khi đứt: < 25%
2. Vỏ lọc
- Lực kéo giật: ≥ 250N
- Lực kháng xuyên thủng thanh: > 100N
- Áp lực kháng bục: > 900kPa
- Hệ số thấm: > 1.4×10-4m/s
- Kích thước lỗ O95: < 0.075mm
Tiêu chuẩn kỹ thuật của bấc thấm ngang PHD RID 300
- Bấc thấm
- Chiều dày: 8.0mm
- Bề rộng: 300mm
- Khả năng thoát nước tại áp lực 100 KN/m2: > (80÷140)×10-6m3/s
- Lực chịu nén: > 250kPa
- Độ giãn dài khi đứt: < 25%
2. Vỏ lọc
- Lực kéo giật: ≥ 250N
- Lực kháng xuyên thủng thanh: > 100N
- Áp lực kháng bục: > 900kPa
- Hệ số thấm: > 1.4×10-4m/s
- Kích thước lỗ O95: < 0.075mm
Ứng dụng của bấc thấm ngang
Bấc thấm ngang được sử dụng để dẫn nước từ dưới lòng đất sâu đi lên phía trên bề mặt đất,hạn chế tình trạng ứ đọng nước. Các ứng dụng cụ thể của sản phẩm bấc thấm bao gồm:
Cải tạo tình trạng đất và xử lý hiệu quả môi trường
Bấc thấm ngang là loại vật liệu được sử dụng rất phổ biến trong công tác xử lý vấn đề môi trường. Thông thường, ở những khu vực đất trống được tận dụng để làm nơi chôn, đốt rác thải thì sẽ sử dụng sản phẩm màng chống thấm HDPE để dùng làm lớp bọc phân cách.
Rác thải được chôn sâu xuống đất sau một thời gian dài thì dưới sự tác động không mạnh mẽ, không ngừng của các địa tầng bên dưới sẽ khiến cho các màng chống thấm này sẽ bị mục rữa, bị xuyên thủng hoặc có thể tạo ra áp lực để làm cho những túi đựng rác thải bị vỡ tung.
Điều này dẫn đến việc các chất độc từ rác thải thấm vào các mạch nước ngầm sau đó lan thấm dần vào trong đất đai, từ đó gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bầu không khí và ô nhiễm cho nguồn nước nghiêm trọng. Bấc thấm PHD sẽ được dùng để xử lý cải tạo cho những nơi có nền đất yếu, bị sụt lún, đất nhão.
Ngoài ra để tẩy rửa, làm sạch các khu vực đất đã bị xảy ra tình trạng nhiễm bẩn, ô nhiễm, người ta sẽ áp dụng công nghệ hút chân không hiện đại để hút nước ngầm đi qua bấc thấm ngang, nước sẽ được dẫn đi qua những lớp đất đã bị ô nhiễm, mang theo đó hầu hết các chất bẩn, chất độc ô nhiễm đã bị trung hòa trong nước đi lên trên bề mặt để xử lý một cách đơn giản, dễ dàng hơn.
Ổn định nền móng đất
Bấc thấm ngang còn có ứng dụng vô cùng quan trọng giúp gia cố, ổn định vững chắc hơn nền móng và gia tải bằng cát. Ở những khu vực đất yếu, có kết cấu tương đối phức tạp như đất ven sông, ven ao hồ, đất ở cảng biển thì nền móng rất yếu, không ổn định. Để triển khai xây công trình trên các nền đất này, tránh tình trạng sụt lún trong tương lai thì cần xử lý đất cứng hơn bằng cách sử dụng bấc thấm PHD và bấc thấm PVD để gia cố đất.
Nhờ có sự hỗ trợ của bấc thấm, nền đất có thể cứng cáp hơn so với trước đó tới 95%, giúp nền đất ổn định hơn, đảm bảo đủ điều kiện để xây dựng công trình. Có rất nhiều loại hình công trình có thể ứng dụng bấc thấm ngang như bệnh viện, trường học, cảng biển, bờ kè sông hồ, kho xăng dầu, nhà ga…
Quy trình thi công bấc thấm ngang
Quy trình thi công bấc thấm ngang sẽ trải qua 6 bước như sau:
- Chuẩn bị mặt bằng : Thông qua việc khoan thăm dò địa tầng của các lớp trầm tích, kỹ sư sẽ đưa ra biện pháp thi công phù hợp.
- Chuẩn bị vật tư bấc thấm chất lượng cao: Lựa chọn các loại bấc thấm ngang có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để tiến hành thi công công trình.
- Lựa chọn công nghệ thi công: Sử dụng máy móc chuyên dụng để thi công công trình.
- Định vị khu vực mặt bằng thi công: Dựa trên bản vẽ kỹ thuật chi tiết, các cột mốc sẽ được đánh dấu để định vị thi công.
- Thi công cắm bấc thấm: Tùy quy mô của công trình mà sử dụng một hoặc nhiều thiết bị thi công cắm bấc thấm.
- Kiểm tra kỹ thuật thi công: Đảm bảo quá trình thi công thuận lợi
- Nghiệm thu chất lượng công trình
>>> Tham khảo thêm: Tại đây
Bấc thấm PHD là vật liệu rất quan trọng trong thi công các công trình lớn, giúp ổn định và gia cố nền đất. Tuy nhiên, vật liệu này có quy định tiêu chuẩn nghiêm ngặt nên cần chọn mua ở nơi có uy tín.