Vải Địa Kỹ Thuật Các Loại Tổng Hợp Chất Lượng Cao Giá Hợp Lý

Vải địa kỹ thuật Ngọc Phát tổng hợp

Vải địa kỹ thuật là vật liệu được ứng dụng rộng rãi tại các công trình trong đời sống. Loại vật liệu này sở hữu nhiều tính năng ưu việt giúp bảo vệ công trình một cách tối ưu. Vậy chi tiết vải địa là gì? Ứng dụng cụ thể ra sao? Kỹ thuật thi công như thế nào? Tất cả những băn khoăn này sẽ được Ngọc Phát giải đáp chi tiết dưới đây.

Bảng báo giá vải địa kỹ thuật các loại tại Ngọc Phát
Bảng báo giá vải địa kỹ thuật các loại tại Ngọc Phát

Vải địa kỹ thuật là gì?

Vải địa kỹ thuật là gì?
Vải địa kỹ thuật là gì?

Vải địa kỹ thuật được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Geotextile Fabric. Loại vải này được làm từ các sợi Polypropylene (PP) hoặc sợi Polyester (PE) hoặc các sợi). Tùy vào loại sợi, vải địa sẽ có tên gọi chi tiết khác nhau. 

Khác với các dòng vải thông thường, vải địa được sử dụng cho các công trình. Trong đó, phổ biến nhất là các công trình thủy lợi và giao thông. Tại các công trình, vải địa đóng vai trò như vật để gia cố nền móng, phân tách và lọc nước.  

Báo giá vải địa kỹ thuật mới nhất năm 2023

Báo giá vải địa kỹ thuật Ngọc Phát
Báo giá vải địa kỹ thuật Ngọc Phát

Giá vải địa kỹ thuật là mối quan tâm hàng đầu của các chủ đầu tư công trình. Bởi thị trường giá vải địa luôn biến động. Mỗi đơn vị lại cung cấp những bảng giá khác nhau. Điều này khiến khách hàng hoang mang không biết giá thực sự như thế nào? Để giải đáp băn khoăn này, quý khách hàng hãy tham khảo bảng báo giá vải địa chi tiết và đầy đủ nhất được Ngọc Phát tổng hợp dưới đây.

BẢNG GIÁ VẢI ĐỊA KỸ THUẬT CẬP NHẬT 2023
Loại vải Đơn vị tính Giá thành
Vải địa dệt m2 12.900 – 40.000 đồng
Vải địa không dệt m2 7.000 – 20.000 đồng
Vải địa phức hợp m2 20.000 – 100.000 đồng

Bảng giá trên đây mang tính chất tham khảo. Giá chi tiết của từng loại vải sẽ phụ thuộc vào chủng loại, đặc điểm, thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ trong nước hay nhập khẩu… Ngoài ra, thời điểm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá thành. Để biết giá chính xác nhất, quý khách hàng nên liên hệ đơn vị cung cấp. Bảng giá chính xác cho từng thời điểm sẽ được nhà cung cấp gửi tới khách hàng. Đối với sản phẩm vải địa kỹ thuật, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Ngọc Phát để có được báo giá tốt nhất thị trường. 

Đặc điểm nổi bật của vải địa kỹ thuật

Đặc điểm của vải địa kỹ thuật
Đặc điểm của vải địa kỹ thuật

Vải địa được ứng dụng rộng rãi trong đời sống bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật bao gồm:

Cường độ chịu kéo cao

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của vải địa là cường độ chịu độ kéo cao. Khả năng chịu độ kéo của vải có thể lên tới vài trăm kN/m. Với đặc điểm này, vải được ứng dụng để gia cố cho các nền đất yếu. Nhờ đó, công trình sẽ đảm bảo độ chắc chắn hơn.

Tính thấm tốt

Khả năng thấm nước tốt cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của vải địa. Với đặc điểm này, vải địa hoạt động như một tấm màng lọc sử dụng cho các công trình thủy lợi. Nhờ vải địa, nước sẽ được lọc các tạp chất ở lại. 

Độ giãn thấp

Các loại vải địa kỹ thuật dệt đều có độ giãn thấp dưới 25%. Với độ giãn dài thấp, tuổi thọ của vải địa sẽ được gia tăng. Đồng thời, công trình sẽ được bảo vệ một cách tối ưu nhất.

Phân biệt các loại vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật được phân thành 3 loại chính là không dệt, dệt và phức hợp. Trong đó:

Vải địa kỹ thuật không dệt

Vải địa kỹ thuật không dệt
Vải địa không dệt được ưa chuộng tại các công trình đường cao tốc

Đây là loại vải địa có giá thành rẻ nên được ứng dụng rộng rãi tại các công trình. Loại vải này có đặc điểm nổi bật là độ giãn trên 40%, lực kéo đứt dưới 30KN/m, kích thước lỗ trên bề mặt đồng đều. Vải địa không dệt được sản xuất theo công nghệ gia nhiệt và xuyên kim. Đây là công nghệ hiện đại giúp vải đảm bảo chức năng thoát nước tối ưu.

Trên thị trường hiện nay, vải địa không dệt có nhiều loại đến từ các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nhắc đến dòng vải địa không dệt phổ biến nhất thì ART và TS là hai thương hiệu nổi bật. Đây là thương hiệu vải địa chất lượng tốt được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. 

Với cường độ lực kéo tốt, kích thước lỗ đồng đều, vải địa không dệt thường được ứng dụng để gia cố và lọc nước. Với những công trình cảnh quan sân vườn, đường giao thông, hệ thống tưới tiêu, thủy lợi, vải địa không dệt là lựa chọn hoàn hảo.

Vải địa kỹ thuật dệt

Vải địa dệt gia cường cho công trình
Vải địa dệt gia cường cho công trình

Vải địa dệt là loại vải được sản xuất bằng công nghệ dệt đặc biệt. Loại vải này có độ giãn dài dưới 25%, lực kéo dứt từ 25KN/m trở lên. Vải dệt có kích thước lỗ không đồng đều, dễ bị xê dịch nên thường được sử dụng với mục đích gia cố nền đất tại các công trình. 

Vải địa dệt có giá thành rẻ. Vì vậy, với những công trình muốn tối ưu chi phí thì nên lựa chọn loại vải địa này. Lưu ý, vì kết cấu lỗ không đồng đều nên vải địa dệt không dành cho mục đích lọc nước và phân cách.

Vải địa phức hợp

Vải địa phức hợp
Vải địa phức hợp

Đây là dòng vải địa cao cấp nhất. Bởi vải địa phức hợp có sự kết hợp những ưu điểm nổi bật của cả dòng dệt và không dệt. Với chất lượng cao, vải địa phức hợp được sử dụng với các mục đích đa dạng. Dù là gia cố nền đất, phân cách hay lọc nước, vải địa phức hợp đều làm tốt. 

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên giá thành vải địa cao. Tuy nhiên, số tiền bỏ ra sẽ xứng đáng với giá trị nhận về. Khi sử dụng vải địa phức hợp, công trình sẽ được bảo vệ một cách tối ưu nhất. Đặc biệt, với những công trình phức tạp đòi hỏi vật liệu chất lượng cao như cầu cảng, đê, kè biển, khu vực nền đất yếu dễ sụt lún thì vải địa phức hợp là lựa chọn hoàn hảo.

Công dụng tuyệt vời của vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời. Trong đó, nổi bật nhất là 3 công dụng dưới đây:

Tạo lớp phân cách giữa các nền đất

Tạo lớp phân cách giữa các nền đất
Tạo lớp phân cách giữa các nền đất

Đối với những công trình xây dựng khi thực hiện cần phải có biện pháp để bảo vệ tầng kiến trúc. Cụ thể, giữa các lớp đất phải có sự phân cách để tránh tác động trực tiếp. Để phân cách, vải địa là giải pháp tối ưu nhất. Với đặc tính chịu cường lực tốt, độ giãn thấp, vải địa hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ các nền đất.

Thấm nước, lọc nước

Đối với các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, vải địa cũng được sử dụng phổ biến. Tại các công trình này, vải địa đóng vai trò là thẩm thấu và lọc nước. Điểm hay của vải địa là giúp đất thẩm thấu nước trên bề mặt nhanh nhưng không gây thất thoát. Nền đất vẫn được giữ lại chắc chắn, không sụt lún. Lý do là vì các lỗ trên vải địa có kích thước siêu nhỏ giúp đất cát được giữ lại.

Gia cố cho nền đất

Một trong những công dụng nổi bật của vải địa là giúp gia cố nền đất. Vải địa có đặc điểm là kháng đứt, kháng đâm thủng, kéo giật tốt. Vì vậy, khi sử dụng cho các công trình, vải địa sẽ tăng cường lực cho các nền đất. Đây là lý do vì sao các công trình cầu đường, đê kè, các vị trí có nền đất yếu thường sử dụng vải địa kỹ thuật đặc biệt là loại dệt gia cường.

Ứng dụng của vải địa kỹ thuật trong đời sống

Như chia sẻ vải địa kỹ thuật được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, nổi bật nhất là các lĩnh vực sau:

Các công trình giao thông

Các công trình giao thông thường phải chịu tải trọng lớn của các phương tiện. Vì vậy, nền đường phải được gia cố chắc chắn để đảm bảo khả năng chịu lực tốt. Để làm điều này, vải địa là vật liệu được lựa chọn. Khi sử dụng vải địa gia cố tại các nền đất phía dưới, công trình đường phố sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ bị sụt, nứt khi chịu trọng tải lớn. 

Công công trình nông nghiệp, thủy lợi

Đây là những công trình thường xuyên tiếp xúc với các dòng nước. Khi nước chảy qua sẽ dẫn đến tình trạng xói mòn. Hiểu được thực trạng này, các chủ đầu tư sử dụng vải địa để bảo vệ công trình. Vải địa sẽ đóng vai trò lọc nước, thẩm thấu nước và bảo vệ đất.

Các công trình có nền đất yếu

Đối với các công trình có nền đất yếu cũng ưa chuộng lựa chọn vải địa. Với những ưu điểm vượt trội của vải địa, nền đất sẽ không bị biến dạng thay vào đó đảm bảo độ chắc chắn hơn.

Kỹ thuật thi công vải địa kỹ thuật 

Vải địa kỹ thuật chỉ phát huy tối đa công năng của mình khi được thi công kỹ thuật đúng cách. Cụ thể, quá trình thi công vải địa cần đảm bảo đúng quy trình với các bước sau:

Bước 1: Dọn dẹp sạch mặt bằng

Dọn dẹp mặt bằng thi công
Dọn dẹp mặt bằng thi công

Để thi công vải địa, trước tiên, đơn vị thực hiện cần dọn dẹp sạch mặt bằng. Công đoạn này bao gồm cả việc loại bỏ rác, các vật sắc nhọn, phát quang cây cối sau đó san sửa lại mặt bằng. Việc dọn mặt bằng rất quan trọng. Bởi nếu mặt bằng gồ ghề, nhiều vật sắc nhọn có thể khiến vải bị rách. Khi đó, công năng của vải địa sẽ bị ảnh hưởng. 

Bước 2: Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ 

Chuẩn bị vật tư để thi công
Chuẩn bị vật tư để thi công

Sau khi hoàn thành vệ sinh mặt bằng, đơn vị thực hiện sẽ tiến hành chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, thiết bị, dụng cụ. Tùy vào quy mô công trình, người thực hiện sẽ tính toán số lượng vải địa và các dụng cụ, thiết bị cần thiết. 

Lưu ý, trong quá trình chuẩn bị, vải địa cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Bởi dưới tác động của ánh nắng mặt trời, vải địa có thể bị ảnh hưởng về cường lực. Để bảo quản tốt nhất, các cuộn vải địa phải được bao, gói cẩn thận. Vị trí đặt cần tránh các hóa chất, nền đất ẩm, các vật sắc nhọn… Bởi các tác nhân này sẽ ảnh hưởng đến tính chất của vải.

Bước 3: Tiến hành trải vải địa kỹ thuật

Sau khi có mặt bằng và các vật tư cần thiết sẽ tiến đến công đoạn quan trọng nhất là trải vải. Công đoạn này gồm hai phần việc là trải vải và may nối (nếu cần)

Trải vải

Tiến hành trải vải địa
Tiến hành trải vải địa

Vải địa được sản xuất dưới dạng cuộn. Ở dạng này, các cuộn vải dễ vận chuyển và lưu kho hơn. Đối với các công trình lớn, các cuộn vải to cần sử dụng máy móc để hỗ trợ. Đối với các công trình nhỏ, nhân công có thể tự thực hiện trải vải. Quá trình trải vải phải tính toán theo mục đích sử dụng. 

  • Đối với mục đích phân cách: Vải cần trải theo chiều cuộn vải và thuận theo hướng di chuyển của thiết bị thi công.
  • Đối với mục đích gia cường cho công trình: Vải cần trải theo hướng thẳng góc với tim của đường.

Lưu ý: Trong quá trình trải vải, các nếp gấp và nhăn của vải phải được là phẳng. Người thợ thi công có thể dùng các cọc gỗ, ghim sắt hay bao cát để làm căng bề mặt vải, loại bỏ các nếp gấp. 

Nối vải

Đối với các công trình lớn, người thực hiện sẽ phải làm thêm thao tác nối vải. Thao tác này có thể thực hiện theo phương pháp nối may hoặc nối chồng mí. Cụ thể:

  • Nối may: Theo phương pháp này, người thực hiện cần phải chuẩn bị máy khâu chuyên dụng. Chỉ dùng để may phải là loại chỉ tổng hợp có độ bền cao. Đường may phải hiện ở mặt trên để dễ dàng kiểm tra chất lượng. Khoảng cách của mũi may dao động từ 7-10mm. Khoảng cách từ mép vải đến đường may phải đảm bảo >25mm. Trong trường hợp, đường may đôi, khoảng cách tối thiểu giữa hai đường phải đảm bảo tối thiểu 5mm.
  • Nối chồng mí: Theo phương pháp này, các mép vải sẽ được cuộn và chồng nên nhau theo một quy luật nhất định. Lưu ý, phương pháp này chỉ áp dụng với một số nền đất nhất định. Cụ thể, người thực hiện cần quan tâm đến chỉ số CBR tức là tỷ lệ chịu lực của nền đất. Nếu tỷ lệ chịu lực của nền đất lớn hơn >0.5% có thể chọn nối chồng mí. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ CBR nhỏ hơn 0.5%, người thực hiện phải chọn phương pháp nối may.

Bước 4: Đổ vật liệu đắp lên bề mặt vải địa

Đổ vật liệu lên bề mặt vải địa
Đổ vật liệu lên bề mặt vải địa

Sau khi trải vải, người thực hiện sẽ tiến hành đổ các vật liệu để đắp lên bề mặt. Trước khi đổ vật liệu lên, người giám sát cần kiểm tra kỹ chất lượng sau khi trải và nối vải. Nếu có các vị trí nhăn, gấp, rách cần phải xử lý ngay trước khi đổ vật liệu. Vật liệu phải đổ đều lên bề mặt vải. 

Lưu ý, quá trình đổ vật liệu cần tiến hành ngay sau công đoạn trải vải. Quá trình phủ kín bề mặt vải không để quá 7 ngày kể từ ngày trải. Khi đổ vật liệu hạn chế các thiết bị thi công di chuyển quá nhiều lần trên bề mặt vải địa.

Bước 5: San ủi lớp vật liệu đắp trên bề mặt vải

San ủi bề mặt đắp vật liệu
San ủi bề mặt đắp vật liệu

Khi vật liệu đổ lên bề mặt, người thực hiện cần san ủi cho đều và phẳng. Lớp vật liệu cần đảm bảo độ dày đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu không có quy định cụ thể, người thực hiện để lớp đắp vật liệu có độ dày tối thiểu là 300mm. Thiết bị thi công không nên quá nặng để tránh tác động mạnh đến vải địa khi chưa ổn định.

Bước 6: Đầm nền vật liệu đổ trên bề mặt cho chắc chắn

Thao tác cuối cùng trong quá trình thi công vải địa theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là đầm nền. Để đảm bảo chất lượng, nền vật liệu cần phải đầm bằng các thiết bị chuyên dụng như bánh xích của máy ủi và lu rung. Khi đầm, người thực hiện cần đảm bảo hệ số đầm của lớp đầu tiên nhỏ hơn lớp phía sau khoảng 5%.

Tiêu chí để đánh giá chất lượng vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật có rất nhiều loại. Mỗi loại lại có chất lượng khác nhau. Vì vậy, người dùng cần phải nắm được những tiêu chí để đánh giá chất lượng vải địa.

Về các thông số cơ lý của vải địa

Thông số cơ lý của vải
Thông số cơ lý của vải địa

Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của vải địa. Cụ thể, vải địa chất lượng tốt phải đảm bảo các thông số sau:

  • Vải dệt: Thông số cường độ lực kéo của vải tối thiểu từ 25kN/m trở lên và độ giãn dài của vải < 25%
  • Vải không dệt: Thông số cường độ lực kéo của vải phải đạt mức 12kN/m và độ giãn dài của vải > 50%
  • Vải phức hợp: Thông số cường lực kéo của vải phải đạt mức 100 -1.000 kN/m và độ giãn dài của vải < 12%

Về công nghệ sản xuất vải địa

Dựa vào công nghệ sản xuất
Dựa vào công nghệ sản xuất

Bên cạnh các thông số cơ lý, công nghệ sản xuất cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng vải địa kỹ thuật. Cụ thể như sau:

  • Công nghệ gia nhiệt: Đây là công nghệ sản xuất vải địa tốt nhất hiện nay. Vải địa sản xuất theo công nghệ này sẽ có chất lượng cao, độ bền vững tuyệt vời.
  • Công nghệ xuyên kim: Đây cũng là công nghệ được đánh giá cao. Loại công nghệ này cho ra đời các dòng vải địa có độ kín khít và khả năng gia cường tối ưu.
  • Công nghệ PP và cường lực cao: Các loại vải địa sản xuất theo công nghệ có chất lượng kém hơn so với công nghệ gia nhiệt và xuyên kim. Vì chất lượng kém hơn nên giá thành cũng rẻ. Vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng, yêu cầu của công trình, người dùng chọn loại vải địa sản xuất theo công nghệ phù hợp.

Địa chỉ mua vải địa kỹ thuật uy tín nhất hiện nay

Địa chỉ mua vải địa chất lượng uy tín và tin cậy
Địa chỉ mua vải địa chất lượng uy tín và tin cậy

Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp các loại vải địa kỹ thuật. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng uy tín, cung cấp các loại vải địa chất lượng. Vì vậy, quý khách hàng cần tìm hiểu kỹ. Để an tâm nhất về chất lượng, quý khách hàng nên ghé Ngọc Phát. Bởi đây là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp vải địa kỹ thuật.

Xem thêm: Quy trình mua vải địa như thế nào? Ở đâu giá tốt?

Ngọc Phát cung cấp đa dạng các loại vải địa kỹ thuật chất lượng bao gồm vải dệt, không dệt, phức hợp của thương hiệu nổi tiếng trong nước. Chất lượng các sản phẩm luôn được đảm bảo tuyệt đối.

Không chỉ ghi điểm bởi chất lượng, sản phẩm của Ngọc Phát còn đáp ứng được mọi tiêu chuẩn kỹ thuật của các công trình. Ngoài ra, giá thành vải địa của Ngọc Phát cũng có tính cạnh tranh cao nhất trên thị trường. Vì vậy, khi lựa chọn vải địa kỹ thuật của Ngọc Phát, quý khách vừa an tâm về chất lượng vừa tối ưu được chi phí.

Trên đây là thông tin chi tiết về vải địa kỹ thuật – giải pháp tối ưu để gia cố, bảo vệ các công trình. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm mua loại vật liệu này, hãy liên hệ Ngọc Phát qua Hotline 0989 686 661 để được tư vấn tận tình nhất.

Tham khảo: Tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!